NGUỒN CỦ HỦ DỪA ĐƯỢC CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ HIỆN NAY TỪ ĐÂU MÀ CÓ?
Dừa là một loại nông sản rất phổ biến đối với một số quốc gia. Đặc biệt ở Việt Nam dừa được trồng nhiều nhất là ở Bến Tre. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở nước ta thuận lợi cho phát triển cây dừa, có thể thấy cây dừa được trồng ở Đồng bằng Sông Hồng cho đến tận cùng Phía Nam của đất nước. Cây dừa có thể sinh trưởng trên các loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên đất có nhiễm mặn nhẹ. Đặc biệt cây dừa có thể sống trên một số loại đất phèn mặn mà các loại cây trồng khác khó phát triển, tạo điều kiện để phủ xanh và sử dụng đất đai hợp lý ở các vùng ven biển, vùng phèn mặn. Vườn dừa đã trở thành một hệ sinh thái nông nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, thực hiện sản xuất trên nhiều tầng không gian và thu hoạch nhiều vụ trong một năm. Với vườn dừa, tài nguyên đất đai và thiên nhiên nhiệt đới (Ánh sáng, nhiệt, ẩm, nước, không khí,…) được khai thác tốt hơn, với hệ số sử dụng cao hơn.
|
Ảnh 1: Ảnh được chụp bởi nhà máy chế biến dừa Chí Tâm |
|
Dừa không những là loại nông sản mang lại lợi nhuận cao được sử dụng trong các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, y học, làm đẹp,... mà còn là loại cây mang giá trị truyền thống văn hóa lâu đời của người nông dân.
Theo truyền thống xưa nay, nguồn thu chính của người trồng dừa là việc thu hái dừa trái tươi hoặc khô. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây, những người nông dân không chỉ trồng dừa để thu trái mà còn cho thu củ hủ dừa mang lại giá trị kinh tế cao.
Vậy, Củ hủ dừa là gì? Củ hủ dừa được chế biến và sản xuất tại một số cơ sở hiện nay từ đâu mà có? - Cùng nhau tìm hiểu, giải đáp thắc mắc để biết thêm về “Củ hủ dừa” bạn nhé!
Củ hủ dừa là phần trên của cây dừa, nằm sâu trong thân, bao gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài cuống lá, có màu trắng muốt. Một củ hủ dừa được bọc bên ngoài bởi những cái mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất của củ hủ dừa. Vì vậy mà nhiều người gọi đây là phần “trái tim” của cây dừa.
Người dân xứ dừa lấy phần này để chế biến những món ăn dân dã nhưng độc đáo, hấp dẫn, mang nét đặc trưng của nơi đây như củ hủ dừa xào lòng gà, củ hủ dừa bóp xổi, gỏi củ hủ dừa hoặc đơn giản là ăn sống. Củ hủ dừa ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất. Nếu ai có dịp đến xứ dừa thì đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản từ củ hủ dừa này nhé!.
Ảnh 2: Củ hủ dừa trước và sau khi được lột vỏ, tách bẹ và hút chân không.
Chuyển đổi cây trồng!
Ở những vùng đất canh tác kém hiệu quả, nhiễm phèn, đất sét,… không ít người dân đã nhạy bén thay đổi cây trồng để có mô hình làm ăn mới triển vọng hơn. Dừa là loại cây dễ trồng, chịu được phèn mặn, ít phân thuốc, ít sâu bệnh phá hoại và ít tốn công chăm sóc nên vốn bỏ ra không đáng kể. Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh đang có những hướng đi tích cực, giúp nông dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, góp phần quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Mô hình trồng cây xen canh cho ra năng suất cao!
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, những năm gần đây, trên địa bàn các tỉnh, địa phương, hợp tác xã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ăn quả xen canh dừa lấy củ hủ, xen canh dừa cách nhau 1 đến 2 năm tuổi để mỗi năm đều cho ra sản lượng nhất định nhằm phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp. Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ảnh 3: Mô hình trồng cây ăn quả xen canh với dừa của hộ nông dân
Sàn lọc, đốn tỉa trong quá trình canh tác!
Đối với các vườn dừa trồng quá dày, các lá che rợp nhau, cây dừa thiếu ánh sáng sẽ cho trái ít và trái nhỏ. Vì vậy, người nông dân sẽ sàn lọc trong quá trình canh tác, cần phải đốn bỏ các cây tạp để tăng ánh sáng và đất cho dừa. Đốn tỉa bỏ các cây dừa xấu, cây dừa có năng suất dưới 10 trái/năm/cây. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và phát triển, giải phóng đất đai, các tuyến đường, các công trình, một số khu công nghiệp có diện tích trồng dừa lớn buộc phải đốn bỏ. Những cây dừa được đốn xuống sẽ giữ lại phần đọt dừa, phần đọt dừa này sẽ được gọt bỏ lớp mo xơ bên ngoài, làm lộ ra phần non trắng bên trong, đây chính là củ hủ dừa. Chủ vườn dừa có thể bán phần đọt dừa này cho các cơ sở chế biến và sản xuất củ hủ dừa mang lại giá trị kinh tế.
Ảnh 4: Nhân viên thực hiện quy trình sơ chế củ hủ dừa tại Cơ sở chế Biến củ hủ dừa Chí Tâm.
Với sứ mệnh hỗ trợ bà con nông dân, đặc biệt là bà con trồng dừa đang trong quá trình chuyển đổi cây trồng để giải quyết nguồn dừa. Các cơ sở thu mua củ hủ dừa với mong muốn chế biến ra được các sản phẩm từ củ hủ dừa như: Củ hủ dừa bào lát, củ hủ dừa ngâm chua ngọt, củ hủ dừa tươi hút chân không, củ hủ dừa sấy khô,… nhằm giới thiệu đặc sản củ hủ dừa đến với nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng ở miền Trung, miền Bắc những nơi mà không có cây dừa, không thể thưởng thức được món ngon đặc biệt này./.
Quý khách có nhu cầu tư vấn và mua sản phẩm từ CỦ HỦ DỪA vui lòng liên hệ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CỦ HỦ DỪA CHÍ TÂM:
Wedsite: Cuhudua.com
Shopee: https://s.net.vn/UkWg
Lazada: https://s.net.vn/NhBK
Facebook: https://www.facebook.com/cuhuduachitambentre?mibextid=ZbWKwL
Di Động/Zalo: 0946614380 - 0917105313
☎ Điện thoại: 02757300079 - Nhấn phím 1 gặp Tư vấn Bán hàng.
Địa chỉ: 95C, QL60, Ấp An Mỹ, Xã An Khánh, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre